truyện ngắn
PHIÊN PHIẾN TUỔI GIÀ
Tác giả: Tràm Cà Mau
Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy. Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại . Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết. Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng, sai, có nhiều mặt khác nhau.
Bà mẹ ông đã 92 tuổi, mà thường hay nói câu: “Mai mốt tôi già rồi thì…” Mỗi lần nghe câu đó, ông vội cắt ngang lời mẹ, và hỏi lại: “Hơn chín mươi tuổi rồi mà chưa già hở mẹ" Thế thì bao nhiêu tuổi mới là già"” Bà cụ chỉ cười, không đáp lại. Vợ ông thường nháy mắt, nhìn ông che giấu nụ cười bí mật. Người em ông nói:
“Theo tôi, thì không có ai già, và cũng chẳng có ai trẻ. Già hay trẻ, là một khái niệm rất tương đối. Hồi tôi mười bốn, mười lăm tuổi, thấy các chị hàng xóm mười bảy hay mười tám tuổi là đã già khú đế. Già như sắp mua hòm được rồi. Thế mà khi tôi sáu mươi tuổi, tôi thấy các bà năm mươi là trẻ, và các bà bốn chục tuổi là bọn con nít. Thế thì già hay trẻ, không phải tùy theo số tuổi của họ”. (Đọc Tiếp...)
Tác giả: Tràm Cà Mau
Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy. Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại . Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết. Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng, sai, có nhiều mặt khác nhau.
Bà mẹ ông đã 92 tuổi, mà thường hay nói câu: “Mai mốt tôi già rồi thì…” Mỗi lần nghe câu đó, ông vội cắt ngang lời mẹ, và hỏi lại: “Hơn chín mươi tuổi rồi mà chưa già hở mẹ" Thế thì bao nhiêu tuổi mới là già"” Bà cụ chỉ cười, không đáp lại. Vợ ông thường nháy mắt, nhìn ông che giấu nụ cười bí mật. Người em ông nói:
“Theo tôi, thì không có ai già, và cũng chẳng có ai trẻ. Già hay trẻ, là một khái niệm rất tương đối. Hồi tôi mười bốn, mười lăm tuổi, thấy các chị hàng xóm mười bảy hay mười tám tuổi là đã già khú đế. Già như sắp mua hòm được rồi. Thế mà khi tôi sáu mươi tuổi, tôi thấy các bà năm mươi là trẻ, và các bà bốn chục tuổi là bọn con nít. Thế thì già hay trẻ, không phải tùy theo số tuổi của họ”. (Đọc Tiếp...)
BÀI CA VỌNG CỔ
Tác giả: Tiểu Tử
Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khoé môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước “Cách mạng thành công” và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi... tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!
Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d’Ivoire (Phi Châu) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gửi cho tôi vé máy bay nữa. Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là: ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày chỉ thích vỗ trống, thích nhảy tưng tưng v.v… Vì vậy, tôi hơi... ngán. Nhưng cuối cùng rồi tôi quyết định qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia...Đọc Tiếp
Tác giả: Tiểu Tử
Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khoé môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước “Cách mạng thành công” và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi... tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!
Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d’Ivoire (Phi Châu) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gửi cho tôi vé máy bay nữa. Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là: ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày chỉ thích vỗ trống, thích nhảy tưng tưng v.v… Vì vậy, tôi hơi... ngán. Nhưng cuối cùng rồi tôi quyết định qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia...Đọc Tiếp
CON RẠCH NHỎ QUÊ MÌNH
Tác giả: Tiểu Tử
Mầy còn nhớ không? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi mình không đùng xuống con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa: rạch “Cồn Cỏ”. Người ta gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn - gần như là một cái cù lao - làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là “Cồn Cỏ”, chớ hồi thời tụi mình, trên đó thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi “chim ăn” và cây xoài hột. Mầy bỏ xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ “ổi chim ăn” và xoài hột không? “Ổi chim ăn” là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột là hột nên không có ai trồng. Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất trồng thứ khác. Còn “xoài hột” thì như tên của nó nói: trái nhỏ bằng nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm! Người ta cũng gọi là “xoài mút” bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh. Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái là hai bàn tay dơ hầy! Chỉ có con nít là khoái! Cho nên vào mùa xoài - cũng là mùa mưa - khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm xoài. Mầy nhớ không? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi vì tụi mình “lội chó” đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị ông nội mầy bắt quì cũng như tao! Mầy coi! Cái xã hội của mình hồi đó nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như nhau hết.
Đọc Tiếp...
Tác giả: Tiểu Tử
Mầy còn nhớ không? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi mình không đùng xuống con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa: rạch “Cồn Cỏ”. Người ta gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn - gần như là một cái cù lao - làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là “Cồn Cỏ”, chớ hồi thời tụi mình, trên đó thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi “chim ăn” và cây xoài hột. Mầy bỏ xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ “ổi chim ăn” và xoài hột không? “Ổi chim ăn” là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột là hột nên không có ai trồng. Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất trồng thứ khác. Còn “xoài hột” thì như tên của nó nói: trái nhỏ bằng nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm! Người ta cũng gọi là “xoài mút” bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh. Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái là hai bàn tay dơ hầy! Chỉ có con nít là khoái! Cho nên vào mùa xoài - cũng là mùa mưa - khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm xoài. Mầy nhớ không? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi vì tụi mình “lội chó” đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị ông nội mầy bắt quì cũng như tao! Mầy coi! Cái xã hội của mình hồi đó nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như nhau hết.
Đọc Tiếp...
LÀM THINH
Tác giả: Tiểu Tử
Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Etretat (miền bắc nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một mình về phía biển. Người trong làng gọi cái nhà đó là “nhà ông Lê”.
Cách đây mấy năm, ông Lê -người Việt Nam độ 40 tuổi- từ Paris ra đây mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa vợ con -vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi- ra đây đổi gió và lâu lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong làng – tên Jean Marie – trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.
Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, còn người Việt Nam thì ít nhiều gì cũng đã từng được xem là người trong nhà! Họ càng có cảm tình với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi, rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ quan Nhà Nước v.v... Họ hay nói với nhau: “Vợ chồng ông Lê thật dễ thương”. Đọc Tiếp...
Tác giả: Tiểu Tử
Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Etretat (miền bắc nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một mình về phía biển. Người trong làng gọi cái nhà đó là “nhà ông Lê”.
Cách đây mấy năm, ông Lê -người Việt Nam độ 40 tuổi- từ Paris ra đây mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa vợ con -vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi- ra đây đổi gió và lâu lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong làng – tên Jean Marie – trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.
Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, còn người Việt Nam thì ít nhiều gì cũng đã từng được xem là người trong nhà! Họ càng có cảm tình với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi, rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ quan Nhà Nước v.v... Họ hay nói với nhau: “Vợ chồng ông Lê thật dễ thương”. Đọc Tiếp...
truyện thiếu nhi
THỎ VÀ RÙA
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:
– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
(Đọc Tiếp...)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:
– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
(Đọc Tiếp...)
Viet NNN - Vietnamese Newspaper in Oregon